Tổng thống Joe Biden đã tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với phòng thủ tập thể theo Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và nhấn mạnh cam kết của ông nhằm củng cố an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nga và các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt, nhấn mạnh Nga và ASEAN là các đối tác đồng chí hướng.
Nhiều nhà phân tích đánh giá tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không gây khó cho Trung Quốc ngay lập tức nhưng ông sẽ phàn nàn về vấn đề thương mại và công nghệ - điều khiến người tiền nhiệm Donald Trump năm 2018 tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hai bên nhất trí duy trì các nỗ lực hiệu quả trong việc đảm bảo kiềm chế các binh sỹ tiền tuyến, ổn định và kiểm soát tình hình dọc LAC, đồng thời cùng nhau duy trì hòa bình và sự yên tĩnh.
Trong nỗ lực "hồi sinh" mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, ngày 25/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel và tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm, trong đó hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và giải quyết các thách thức toàn cầu.
Syria cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đứng đằng sau các vụ cắt nước với mục đích gây bất ổn cho khu vực nơi có nhiều trại tị nạn chính thức và không chính thức.
Ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh duy trì các hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19 đối với hầu hết các nước châu Âu và Brazil, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump lùi quyết định này lại chỉ vài ngày trước khi rời nhiệm sở.
Ngày 24/1, Nhà Trắng thông báo tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người đồng Pháp Emmanuel Macron.
Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang vấp phải bất đồng trong vấn đề ngoại giao khi London từ chối trao quy chế ngoại giao đầy đủ cho đại diện của EU tại Anh sau Brexit.
Hiệp ước của Liên hợp quốc cấm vũ khí hạt nhân bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22/1 sau khi 50 nước tham gia ký kết đã hoàn tất quá trình phê chuẩn vào tháng 10/2020.